Kết quả tìm kiếm cho "Người lính An Giang"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 12925
Lễ túc yết và lễ xây chầu được tiến hành trong đêm 22/5 (nhằm ngày 25/4 âm lịch) rạng 23/5 (nhằm ngày 26/4 âm lịch). Đây là cuộc lễ chính trong lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam (TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang). Hàng loạt nghi thức cúng tế được thực hành, cầu cho mưa thuận gió hòa, đất đai phì nhiêu, mùa màng bội thu, dân chúng khỏe mạnh, yên vui.
Sáng 23/5, Đảng ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (2016 - 2025).
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, với tiến trình hình thành, phát triển 200 năm, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam vẫn đang trụ vững với thời gian. Sự trụ vững ấy phát xuất từ chính niềm tin chưa một lần phai nhạt trong tâm thức của người dân bản địa lẫn tất cả tín đồ đã từng biết đến Bà, từng được Bà độ trì. Niềm tin ấy có nguồn gốc sâu xa, chứ không đơn thuần chỉ là một niềm tin nhất thời, phi lý. Chính niềm tin sắt son ấy kết nối mọi người về với nhau, về với miền di sản Vía Bà.
Dự kiến, nhiều chính sách đột phá về đổi mới hệ thống giáo dục nghề nghiệp, chương trình, tổ chức đào tạo,… sẽ được xây dựng và thể chế hóa vào dự án Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) do Bộ Giáo dục và Đào tạo đang thực hiện.
Cơ bản nhất trí với các nhiệm vụ công tác thời gian tới mà Ban Nội chính Trung ương đã đề ra, Tổng Bí thư nhấn mạnh thêm 3 định hướng lớn và 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện từ nay đến Đại hội XIV.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra trong tháng 4 âm lịch hàng năm tại tỉnh An Giang, là sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc, mang giá trị tâm linh to lớn đối với nhiều cộng đồng dân tộc, như: Kinh, Hoa, Chăm, Khmer… không chỉ ở Nam Bộ, mà còn trên khắp cả nước. Tầm quan trọng của lễ hội thể hiện ở việc vừa mang giá trị văn hóa đặc sắc, vừa là chỗ dựa tâm linh vững chắc cho người dân.
Lớp bóng rổ do thầy Điêu Công Thịnh (giáo viên thể dục, Trường THPT Nguyễn Trung Trực, huyện Tri Tôn) tổ chức tại Nhà Văn hóa Lao Động đang là điểm đến quen thuộc của nhiều phụ huynh và học sinh. Không chỉ đáp ứng nhu cầu vui chơi lành mạnh, lớp học còn giúp phát hiện và nuôi dưỡng nhân tố mới của môn bóng rổ…
Với những lợi thế vượt trội về vị trí địa lý, tiềm năng kinh tế đa dạng, bản sắc văn hóa phong phú và nguồn lực xã hội dồi dào, việc “hợp nhất” tỉnh An Giang và Kiên Giang hứa hẹn sẽ tạo nên “cực tăng trưởng” mới cho khu vực ĐBSCL. Khi 2 địa phương giàu tiềm năng này chính thức “về chung một nhà”, một thực thể hành chính mới với quy mô và sức mạnh tổng hợp vượt trội sẽ ra đời. Tỉnh An Giang “mới” sẽ sở hữu những tiềm năng và lợi thế phát triển mang lại những cơ hội cho sự thịnh vượng của vùng đất và người dân nơi đây.
Ngày 22/5, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị triển khai chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn đến năm 2030.
An Giang có lịch sử lâu đời, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc khác nhau… Chính sự đa dạng “trầm tích lịch sử”, phong phú trong tín ngưỡng, đời sống văn hóa, nghệ thuật... tạo nên văn hóa đa sắc màu, vừa đậm dấu ấn truyền thống và mang tính hiện đại.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được tổ chức từ ngày 23 đến 27/4 âm lịch hàng năm, thể hiện bản sắc và sự kế tục của cộng đồng người Kinh trong tiến trình giao lưu tiếp biến văn hóa với người Hoa, Chăm, Khmer. Trong đó, văn hóa Khmer được thể hiện từ chính giả thuyết xuất xứ của tượng Bà.
Ngành Y tế An Giang đã tích cực ứng dụng hiệu quả những thành tựu khoa học - công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe Nhân dân, hướng tới một hệ thống y tế thông minh, hiện đại và công bằng.